Khám phá ngôi chùa “ve chai” giữ nhiều kỉ lục nhất đang ngự trị tại Đà Lạt

Chùa Ve Chai Đà Lạt đang là địa điểm du lịch làm mưa làm gió trên các mạng xã hội. Đây là một cái tên thân thương mà người dân địa phương đã đặt cho ngôi chùa này. Nơi này không chỉ là một danh lam thắng cảnh mà còn là kiến trúc điêu khắc độc nhất Đà Lạt tương truyền qua hơn nửa thế kỷ. Công trình được tạo nên từ những mảnh sứ, chén bát, gương và nhiều vật liệu tái chế khác. Nơi đây vừa là một biểu tượng văn hoá, nghệ thuật độc đáo, vừa đậm bản sắc Á Đông. Nhân dịp tham quan, khachsandalat1 sẽ giới thiệu đến bạn đọc những giá trị tinh túy của nghệ thuật và kiến trúc tại nơi đây.

Đến chùa Ve Chai Đà Lạt thời điểm nào lý tưởng nhất?

Địa chỉ: Trại Mát, Phường 11, Tp. Đà Lạt, Lâm Đồng

Thời gian mở cửa: từ 7g00 – 17g00 (các ngày trong tuần)

Chùa Ve Chai Đà Lạt được xây dựng tại thành phố Đà Lạt. Nhiệt độ trung bình năm của vùng đất giao động trong khoảng từ 10 – 15 độ C. Nhiệt độ thấp nhất trong ngày có khi xuống 6 độ C. Để tận hưởng một hành trình đáng nhớ tại đây, bạn nên cân nhắc thời điểm tham quan vào khoảng từ tháng 11 đến tháng 7. Đây cũng là thời điểm lý tưởng để bạn khám phá nhiều địa điểm tại thành phố xinh đẹp này. Không khí lúc này se se lạnh kết hợp với nắng vàng rực, tạo nên trải nghiệm thú vị và thư giãn cho du khách.

Chùa Ve Chai Đà Latj
Kiến trúc đồ sộ sẽ khiến bạn trầm trồ về chùa Linh Phước

>>>Xem thêm: Điểm danh 10 địa điểm du lịch Đà Lạt nhất định phải tham quan tại xứ sở sương mù

Lịch sử chùa Ve Chai Đà Lạt

Chùa Ve Chai Đà Lạt là tên thân thương mà người dân địa phương thường gọi thay vì là chùa Linh Phước. Ngôi chùa có một lịch sử phát triển đầy ý nghĩa. Khởi công vào năm 1949, công trình xây dựng Chùa Linh Phước đã bắt đầu dưới sự tạo dựng của những thợ xây lành nghề và một lòng tôn kính Phật pháp. Phải đến năm 1951, chùa Ve Chai Đà Lạt mới được hoàn thiện. Nơi đây trở thành một ngôi chùa mang trong mình sự kết hợp tinh tế giữa tôn giáo và nghệ thuật kiến trúc.

Vào năm 1949, chùa Ve Chai Đà Lạt được khởi công xây dựng
Vào năm 1949, chùa Linh Phước được khởi công xây dựng

Tuy nhiên, đến năm 1990, chùa Linh Phước đã trải qua một giai đoạn đổi mới, kiến thiết mạnh mẽ. Thượng Tọa Thích Tâm Vị, trụ trì thứ năm của chùa đã dẫn đầu quá trình thiết kế lại chùa. Bên cạnh đó sự tâm huyết và đóng góp của quý Phật tử đến từ khắp cả nước đã làm nên thành quả đáng kể. Khuôn viên Chùa Linh Phước đã trở nên rực rỡ hơn bao giờ hết. Nơi đây tràn ngập trong ánh sáng của những công trình kiến trúc và tác phẩm điêu khắc đỉnh cao.

Ngôi chùa Linh Phước mang trong mình sự tôn nghiêm. Nơi đây còn là biểu tượng của văn hóa Phật giáo và sáng tạo nghệ thuật. Trải qua bao thăng trầm của lịch sử phát triển và đổi mới, chùa đã chứng tỏ sự tận tâm và niềm tin không giới hạn của cộng đồng Phật tử. Tất cả tạo nên một không gian tràn ngập sự thiêng liêng cho ngôi chùa. 

Hướng Dẫn cách đi đến chùa Ve Chai từ trung tâm thành phố Đà Lạt

Để đến chùa Ve Chai Đà Lạt từ trung tâm thành phố, bạn có thể tuân thủ hướng dẫn sau. Từ chợ Đà Lạt, hãy đi đến đường Trần Quốc Toản, rồi tiếp tục vào đường Hồ Tùng Mậu. Đi được khoảng 600m thì bạn rẽ trái vào đường Trần Hưng Đạo. Tại vòng xuyến đi thẳng tiếp vào đường Hùng Vương. Sau đó, bạn sẽ gặp một con dốc dài khoảng 800m. Đi hết đoạn dốc này bạn sẽ thấy bức tranh hình Phật Di Lặc ở bên phải. Tiếp tục di chuyển thêm khoảng 100 mét, bạn sẽ đến ngay Chùa Linh Phước.

hướng dẫn đi đến chùa Ve Chai Đà Lạt
Bạn có thể xem lộ trình trên google map để tìm đường đi tốt nhất

Thời gian di chuyển từ trung tâm thành phố Đà Lạt đến Chùa Linh Phước không lâu. Bạn có thể chỉ đi trong khoảng 25 – 30 phút, tùy thuộc vào phương tiện và tuyến đường giao thông. Nếu muốn trải nghiệm thêm cảm giác, bạn có thể lựa chọn đi bằng xe máy qua những dốc đường uốn lượn của thành phố. Đây cũng là cách để bạn thư thả khám phá không gian đặc biệt của Đà Lạt. Tuy nhiên, trước khi bắt đầu hành trình, hãy luôn kiểm tra kĩ địa chỉ và sử dụng google map nhé! Điều này để đảm bảo bạn không bị lạc đường và đến đúng địa điểm mong muốn.

>>>Xem thêm: Hồ Xuân Hương – Nàng thơ dịu dàng, mơ mộng giữa lòng Đà Lạt

Chùa Ve Chai Đà Lạt có gì đặc sắc?

Chùa Ve Chai Đà Lạt được biết đến với sự độc đáo về kiến trúc. Chất liệu làm nên công trình này là từ hàng triệu mảnh sành, gốm sứ khảm ghép tinh xảo. Tất cả tạo nên một tác phẩm nghệ thuật độc đáo. 

Diện tích của ngôi chùa lên đến 6.666,84m2. Nơi đây xây dựng nhiều công trình tham quan dành cho khách du lịch hoặc các tín đồ Phật giáo. Chùa được phân thành 2 khu riêng biệt. Một khu là chánh điện, khách có thể đến cầu an, một khu sinh hoạt dành cho các tăng ni. Những khu vực bạn có thể ghé thăm bao gồm Long Hoa Viên, điện Quan Thế Âm, tháp chuông 7 tầng, nơi trưng bày cổ vật và đặc biệt là 18 tầng địa ngục.

Chùa Ve Chai Đà Lạt là ngôi chùa linh thiêng được làm từ mảnh sành
Chùa Ve Chai Đà Lạt là ngôi chùa linh thiêng được làm từ mảnh sành

Mỗi chi tiết thiết kế bên trong chùa đều vô cùng ấn tượng. Từ chiếc đầu rồng uy nghiêm đến đài hoa sen tam sắc. Tất cả đều là tác phẩm sáng tạo của các tăng ni và Phật tử Thừa Thiên Huế. Từng mảnh sứ và gốm đã được khéo léo tạo hình. Tất cả tạo nên những hình ảnh tượng trưng và truyền tải thông điệp Phật giáo đến mọi người.

Các công trình nổi bật tại chùa Ve Chai Đà Lạt

Long Hoa Viên

Trong lòng khuôn viên của chùa Ve Chai Đà Lạt, một tác phẩm nghệ thuật ấn tượng và độc đáo mang tên “Long Hoa Viên”. Vừa bước vào chùa, bạn sẽ được chiêm ngưỡng hình dáng con rồng uốn lượn quanh tượng Phật Di lặc. Rồng tại Long Hoa Viên mang trong mình vẻ uy nghiêm. Đồng thời nó cũng mang ý nghĩa của sự thịnh vượng và may mắn trong văn hóa Á Đông. 

Long Hoa Viên tại chùa Ve Chai
Long Hoa Viên đẹp như một tác phẩm nghệ thuật

Rồng có chiều dài khổng lồ lên đến 49 mét, bên cạnh tượng Phật Di lặc ngự bên trên. Thân rồng được tạo thành từ hơn 12.000 miếng sành vô cùng tinh xảo. Mỗi miếng sành được khéo léo chạm khắc và đính kết một cách tỉ mỉ. Tất cả tạo nên một bức tranh tác phẩm nghệ thuật màu sắc tuyệt đẹp và rực rỡ. Điều này thể hiện sự tận tâm và đam mê của các nghệ nhân trong việc xây dựng một tác phẩm nghệ thuật độc đáo.

Bên cạnh thân rồng, một hồ nước thanh bình và hòn giả sơn được bố trí tinh tế. Tượng Phật Di lặc ngự bên trên hòn giả sơn mang phong thái bình yên, hạnh phúc trong tâm hồn. Long Hoa Viên tại ngôi chùa không chỉ là một tác phẩm nghệ thuật ấn tượng, mà còn là biểu tượng tâm linh và văn hóa độc đáo của ngôi chùa. Sự kết hợp giữa nghệ thuật và Phật giáo tạo nên một không gian độc đáo, đầy ý nghĩa cho du khách đến thăm và tìm hiểu về nơi này.

>>>Xem thêm: Thành phố Đà Lạt: Bật mí những điều thú vị về xứ sở sương mù

Khu Chánh Điện

Bước chân qua cổng chùa Ve Chai Đà Lạt, du khách sẽ được chào đón bởi không gian thiêng liêng tại khu Chánh Điện. Đây là nơi du khách có thể thể hiện lòng thành kính và lễ Phật. Đồng thời đây cũng là nơi để bạn tận hưởng sự thanh tịnh và tham quan vẻ đẹp kiến trúc tinh xảo.

Chánh điện linh thiêng của chùa Ve Chai Đà Lạt
Chánh điện linh thiêng của chùa

Khu Chánh Điện ấn tượng với sự nguy nga và rộng lớn. Công trình này có chiều dài lên đến 33 mét và rộng 22 mét. Bên trong chánh điện, Tiền đàn bảo tháp cao lên đến 27 mét, mang đậm chất kiến trúc truyền thống. Trung tâm chánh điện là tượng đức Phật Thích ca đang ngồi trên đài sen. Công trình có tổng chiều cao khoảng 5m. Tượng này được thiếp vàng một cách cẩn thận, tạo nên một hình ảnh linh thiêng và trang trọng.

Tượng Phật Thích Ca ngồi trên toà sen không chỉ tượng trưng cho sự bình an, mà còn thể hiện sự giác ngộ và quang lâm của đức Phật. Tường bên trong chánh điện được trang trí bởi những cây cột chạm trổ hình rồng. Tầng 1 của Khu Chánh Điện có gian thờ chứa 108 tượng vị Phật thiên thủ thiên nhãn. Đây là nơi mà người tham quan có thể cầu nguyện. Tất cả tạo nên một không gian vừa trang nghiêm vừa tinh tế.

Tháp chuông 7 tầng

Tháp chuông 7 tầng nằm ngay trung tâm khuôn viên của chùa Ve Chai Đà Lạt. Tháp Chuông 7 Tầng tự hào là biểu tượng kiến trúc độc đáo và đã ghi danh vào kỷ lục Quốc gia với danh hiệu “tháp chuông cao nhất Việt Nam”. Tháp này không chỉ đem lại nét đẹp kiến trúc, mà còn là điểm dừng chân hấp dẫn cho các du khách đến thăm chùa.

Tháp Chuông 7 Tầng nằm ngay đối diện với Long Hoa Viên. Điều này tạo nên một cảnh quan độc đáo và tương phản lẫn nhau. Với tổng cộng 7 tầng, tháp cao tới tận 37 mét. Tháp Chuông tạo nên một bức tranh tuyệt đẹp và tinh tế trong không gian chùa.

Tháp chuông 7 tầng tại chàu Ve Chai Đà Lạt
Tháp chuông 7 tầng tòa tháp chuông cao nhất Việt Nam

Bên trong Tháp Chuông có một Đại Hồng Chung cao đến 4.3 mét, nặng tới 8,700kg. Đại Hồng Chung được xem là quả chuông nặng nhất Việt Nam. Đây cũng là pháp khí linh thiêng không thể thiếu của ngôi chùa. Đại Hồng Chung luôn mang trong mình giá trị văn hóa và tâm linh sâu sắc.

Tháp Chuông 7 Tầng tại chùa Ve Chai không chỉ thu hút những người yêu thích kiến trúc và tâm linh, mà còn là một điểm đến check-in độc đáo tại Đà Lạt. Sự kết hợp giữa kiến trúc của tháp và vẻ đẹp thiên nhiên của khu vườn chùa là vô cùng hoàn hảo. Tất cả tạo nên những kiệt tác đẹp và đầy ý nghĩa cho những người đến tham quan.

>>>Xem thêm: Quảng trường Đà Lạt – Địa điểm “sống ảo” cực chất dành cho các bạn trẻ

Điện Thờ Quan Âm 

Kế bên toà tháp của chùa Ve Chai Đà Lạt là điện thờ 324 vị Quan thế âm bồ tát. Nơi đây du khách có thể tìm thấy sự kết hợp hoàn hảo giữa Phật giáo và nghệ thuật chạm khắc. Bước vào trong Điện Thờ Quan Âm, du khách sẽ được chiêm ngưỡng vẻ đẹp của pho tượng Quan Âm. Tượng Quan Âm được đặt ngay giữa trung tâm điện, với chiều cao lên đến 17 mét. Đây là pho tượng Quan Âm lớn nhất và cao nhất trong cả nước. Được tạo bằng bê tông và sơn thiếp vàng, tượng mang trong mình vẻ đẹp lộng lẫy và thiêng liêng.

Tượng Phật Quan Âm chùa Ve Chai Đà Lạt
Tượng Phật Quan Âm chùa Linh Phước

Điện thờ Quan Âm không chỉ gây ấn tượng bởi tượng Quan Âm vĩ đại, mà còn bởi cách sắp xếp tinh tế và kiến trúc độc đáo của các tầng điện thờ. Mỗi tầng điện thờ đều được đặt bằng nhiều tượng Phật khác nhau với chiều cao khoảng 3.7 mét. Điều này tạo nên một không gian đa dạng và phong phú trong việc thể hiện hình ảnh của các vị Phật. Điện thờ Quan Âm tại chùa Ve Chai Đà Lạt là một công trình kiến trúc đẹp mắt. Đây thực sự là một điểm đến đáng khám phá tại Đà Lạt.

18 Tầng Địa Ngục

Bảo Tháp 18 Tầng tại chùa Ve Chai Đà Lạt là nơi tái hiện câu chuyện Mục Liên Thanh Đề. Công trình khắc họa đậm nét nơi con người sẽ đến sau cái chết theo tín ngưỡng của Phật giáo. Bạn sẽ được chiêm ngưỡng cảnh Diêm Vương phán xử và ban các hình phạt khắc nghiệt nơi âm phủ. 

Bước vào trong, bạn sẽ đi qua khu vực trưng bày đá phong thuỷ và cổ vật ở tầng 1. Tại đây không gian mang một cảm giác trầm mặc và yên tĩnh. Cửa vào chính của 18 Tầng Địa Ngục nằm ở tầng 2. Nơi đây trưng bày những hình nộm kỳ dị và phim tài liệu về nhân quả nghiệp báo.

18 tầng địa ngục tạ chùa Ve Chai Đà Lạt
Không gian u tối tại 18 tầng địa ngục

Du khách sẽ phải đi qua 18 tầng, với tổng chiều sâu lên đến 300 mét. Trong hành trình này, du khách được tận mắt thấy những tượng sáp về những hậu quả xấu xảy ra với những người có hành vi sai trái và đen tối trong cuộc sống. Bên cạnh đó còn có những hình ảnh liên quan đến câu chuyện Mục Liên đi tìm mẹ. Tất cả mang đến thông điệp rõ ràng về giáo dục con người về lòng trắc ẩn và nhân đạo. Chúng ta phải biết sống thiện lương, tôn trọng và tình thương đối với mọi người.

18 Tầng Địa Ngục tại chùa Ve Chai đem lại một trải nghiệm độc đáo cho du khách. Công trình được xây dựng như một cách răn đe, giáo dục người đời về luật nhân quả. Thông điệp nhân văn về chữ Hiếu – Nhân – Nghĩa trong đời cũng được truyền tải mạnh mẽ.

Món ngon tại chùa Ve Chai

Chùa Ve Chai Đà Lạt không chỉ là nơi Phật pháp thiêng liêng mà còn là một điểm đến hấp dẫn cho những người yêu thích ẩm thực chay và mua sắm độc đáo. Trong khuôn viên chùa, quán ăn chay ở bên trái lối vào luôn chào đón du khách. Ở đây có những đồ chay đa dạng và hấp dẫn, như bún, phở, hủ tiếu, cơm. Tất cả có giá trung bình khoảng 20.000 đồng mỗi suất. 

Những món ăn chay độc đáo tại chùa Ve Chai Đà Lạt
Những món ăn chay độc đáo tại chùa Ve Chai Đà Lạt

Bên cạnh đó, bạn có thể mua sắm những vật phẩm độc đáo như gạo lứt rang, mứt sấy, hoa quả sấy khô, chuối sấy khô để thưởng thức hoặc làm quà. Ngoài ra, khu vực sau Long Hoa Viên còn cung cấp vật phẩm phong thủy và ngọc bội quý. Du khách có thể tìm thấy những vật phẩm độc đáo như Tỳ Hưu, Thiềm Thừ ở đây. Đừng bỏ lỡ cơ hội và trải nghiệm địa điểm du lịch này nhé!

>>>Xem thêm: Check LIST những khách sạn gần chợ đêm Đà Lạt cho hội bạn thân thích vi vu ở trung tâm thành phố

Các địa điểm tham quan gần chùa Ve Chai

Gần chùa Ve Chai Đà Lạt, bạn có thể tham quan các địa điểm lân cận như:

  • Thung lũng Ánh Sáng
  • Hồ Than Thở
  • Ga Đà Lạt gần Trại Mát
  • Đồi chè Cầu Đất
  • Khu du lịch Nam Hồ
  • Quán cà phê Túi Mơ
  • Cánh đồng hoa cẩm tú cầu

Chùa Ve Chai Đà Lạt có thể được xem là ngôi chùa được làm bằng “ve chai” hoành tráng nhất. Nơi đây không chỉ là một điểm đến tâm linh đầy ý nghĩa mà bạn còn có thể chiêm ngưỡng những công trình Phật pháp độc đáo. Đằng sau kỳ quan Long Hoa Viên còn giữ rất bí mật độc đáo đang chờ đợi để khám phá. Chùa Ve Chai ở Đà Lạt không chỉ là nơi tìm kiếm bình an tâm hồn mà còn là một hành trình đa sắc màu của tâm linh và văn hóa.